Vlaser

Tiêu chuẩn xây dựng data center và giải pháp sơn giảm nhiệt cho trung tâm dữ liệu

Trong bối cảnh chứng kiến chóng mặt sự bùng nổ công nghệ số, trung tâm dữ liệu (Data Center) đang trở thành nền tảng thiết yếu cho hoạt động doanh nghiệp, chính phủ, viễn thông và Internet of Things. Tuy nhiên, việc xây dựng Data Center không chỉ là vấn đề thiết bị hay hạ tầng kỹ thuật. Mà đó còn là cuộc đua về tiết kiệm năng lượng, tối ưu nhiệt độ và bảo vệ thiết bị trong môi trường khắc nghiệt.

Trong bài viết này, Vlaser sẽ đưa người đọc đi khám phá những yêu cầu khắt khe khi xây dựng Data Center, và gợi mở một giải pháp vật liệu thông minh giúp trung tâm dữ liệu vận hành hiệu quả – đó chính là sơn chắn nhiệt phản xạ cao S-II của NTTAT

Xây dựng Data Center - Địa hình và những tiêu chuẩn bắt buộc

Xây dựng trung tâm dữ liệu (Data Center) chưa bao giờ là điều đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh địa hình phức tạp và yêu cầu vận hành ngày càng khắt khe. Từ việc chọn vị trí địa lý, đảm bảo khả năng kết nối, đến tiêu chuẩn kỹ thuật về điện, làm mát và an ninh – tất cả đều cần được tính toán kỹ lưỡng. 

1. Vị trí phù hợp xây dựng data center

Những tiêu chí cần có khi lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm dữ liệu
Những tiêu chí cần có khi lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm dữ liệu

Việc quy hoạch xây dựng Data Center không chỉ là vấn đề hạ tầng mà còn liên quan chặt chẽ đến chiến lược vận hành lâu dài của doanh nghiệp. Những yếu tố then chốt khi lựa chọn vị trí bao gồm:

  • Khả năng kết nối mạng: Gần tuyến cáp quang quốc tế, hạ tầng mạng ổn định là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tốc độ và độ trễ thấp.
  • Yếu tố địa chất – khí hậu: Tránh các khu vực dễ xảy ra thiên tai như động đất, lũ lụt, hoặc có nhiệt độ môi trường quá cao.
  • Hạ tầng hỗ trợ: Gần trung tâm hành chính, có nguồn điện ổn định, giao thông thuận tiện cho bảo trì và quản lý.

Ngoài các trung tâm dữ liệu truyền thống cố định, Data Center dạng container (Modular Data Center) đang trở thành xu hướng nhờ tính linh hoạt, triển khai nhanh chóng, dễ dàng mở rộng và phù hợp với các khu vực có địa hình phức tạp hoặc cần giải pháp tạm thời, cơ động.

2. Tiêu chuẩn vận hành nghiêm ngặt

Tiêu chuẩn vận hành của trung tâm dự liệu cũng là nhưng vấn đề cần được tuân thủ nghiêm ngặt
Tiêu chuẩn vận hành của trung tâm dự liệu cũng là nhưng vấn đề cần được tuân thủ nghiêm ngặt

Để đảm bảo hoạt động 24/7 và an toàn dữ liệu tuyệt đối, một trung tâm dữ liệu hiện đại phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như:

  • Nguồn điện liên tục và dự phòng (UPS + máy phát điện dự phòng): Hệ thống phải có khả năng cung cấp điện ngay cả khi xảy ra sự cố mất điện lưới, đảm bảo máy chủ không bị gián đoạn.
  • Kiểm soát nhiệt độ – Độ ẩm lý tưởng: Nhiệt độ lý tưởng cho phòng máy thường dao động từ 20–25°C, với độ ẩm ổn định để tránh hư hỏng thiết bị và ngưng tụ hơi nước.
  • Hệ thống làm mát chuyên dụng (CRAC – Computer Room Air Conditioner): Thiết kế nhằm phân phối khí lạnh hiệu quả đến từng rack máy chủ, tránh điểm nóng và giảm chi phí điện năng.
  • An ninh vật lý – Giám sát 24/7: Bao gồm kiểm soát truy cập nhiều lớp (thẻ từ, sinh trắc học), camera giám sát, và đội ngũ bảo vệ chuyên trách.
  • Chống cháy – Chống sét – Chống rò rỉ: Hệ thống phát hiện và dập cháy sớm (gas FM200, hệ thống hút khí sớm VESDA), tiếp địa chống sét và cảm biến phát hiện rò rỉ nước là bắt buộc trong thiết kế.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: Ví dụ như TIA-942, ISO/IEC 27001 về an toàn thông tin, ISO 50001 về quản lý năng lượng, hoặc Uptime Tier Standard (Tier I đến Tier IV) để đánh giá mức độ sẵn sàng và dự phòng của trung tâm dữ liệu.

Thách thức nhiệt độ khi xây dựng Data Center

Trung tâm dữ liệu là nơi tập trung lượng lớn thiết bị điện tử như server, router, switch, UPS, ổ cứng lưu trữ, và các hệ thống xử lý khối lượng lớn thông tin trong thời gian thực. Những thiết bị này vận hành liên tục 24/7, sinh ra lượng nhiệt rất lớn trong không gian kín.

1. Nguồn sinh nhiệt từ bên trong

Máy móc chạy liện tục 24/7 là nguồn sinh nhiệt chủ yếu
Máy móc chạy liện tục 24/7 là nguồn sinh nhiệt chủ yếu
  • Máy chủ (server) và thiết bị mạng: Đây là nguồn phát sinh nhiệt chính. Mỗi rack máy chủ có thể tỏa ra hàng ngàn watt nhiệt, nhất là trong môi trường hoạt động công suất cao.
  • UPS và các thiết bị điện công suất lớn: Dù có hiệu suất cao, chúng vẫn tiêu thụ năng lượng và phát sinh nhiệt trong quá trình chuyển đổi nguồn.
  • Thiết bị lưu trữ và tủ mạng: Khi hoạt động liên tục, các ổ cứng và switch mạng cũng góp phần làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh.

2. Yếu tố nhiệt từ bên ngoài

Nhiệt từ mặt trời cũng là nguồn nhiệt khiến Data Center bị nóng lên

Tác động của ánh sáng mặt trời trực tiếp: Với các Data Center dạng container, trạm viễn thông ngoài trời, hay các trung tâm đặt trên mái tòa nhà, nhiệt bức xạ mặt trời là yếu tố không thể xem nhẹ. Khi ánh nắng chiếu trực tiếp lên vỏ ngoài container hoặc mái công trình, nhiệt lượng truyền vào bên trong gây tăng nhiệt độ nền, làm hệ thống làm mát phải làm việc vất vả hơn để duy trì mức nhiệt ổn định.

Nhiệt độ môi trường xung quanh: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thường có nền nhiệt cao, khiến quá trình tản nhiệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Hệ quả khi nhiệt độ vượt mức cho phép

Tăng áp lực lên hệ thống làm mát: Khi nhiệt độ phòng server vượt mức thiết kế, hệ thống CRAC, điều hòa công nghiệp hoặc các giải pháp làm mát truyền thống sẽ phải hoạt động với công suất tối đa, kéo theo hao mòn thiết bị nhanh chóng.

  • Gia tăng chi phí điện năng: Hệ thống làm mát chiếm tới 40–60% tổng tiêu thụ điện của Data Center. Nhiệt độ tăng nghĩa là chi phí vận hành cũng leo thang tương ứng, gây áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm dữ liệu quy mô vừa và nhỏ.
  • Rút ngắn tuổi thọ linh kiện: Nhiệt độ cao làm giảm tuổi thọ của tụ điện, chip xử lý, RAM, và các vi mạch. Một số linh kiện có thể giảm 50% tuổi thọ chỉ vì chênh lệch nhiệt 10°C vượt chuẩn.
  • Gia tăng rủi ro hệ thống ngừng hoạt động (shutdown): Khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng an toàn, máy chủ sẽ kích hoạt cơ chế tự bảo vệ bằng cách giảm hiệu năng hoặc tắt đột ngột, gây mất kết nối, gián đoạn dịch vụ và thậm chí mất dữ liệu quan trọng nếu không được xử lý kịp thời.

4. Lời cảnh báo khi xây dựng Data Center ngoài trời

Khả năng chống chịu nhiệt từ môi trường là yếu tố sống còn với các data center dạng container
Khả năng chống chịu nhiệt từ môi trường là yếu tố sống còn với các data center dạng container

Với các trung tâm dữ liệu dạng container hoặc đặt tại vùng hẻo lánh, khả năng chống chịu nhiệt từ môi trường là yếu tố sống còn. Việc chỉ sử dụng cách nhiệt thông thường hay sơn lót không đủ để giải quyết bài toán này.

Giải pháp được khuyến nghị hiện nay là sử dụng các loại sơn phản xạ nhiệt chuyên dụng như SurfCool, giúp phản xạ tới 80–90% tia hồng ngoại và bức xạ mặt trời, giảm nhiệt độ bề mặt từ 10–20°C, từ đó giảm áp lực làm mát và tiết kiệm điện hiệu quả.IV. Sơn chắn nhiệt phản xạ cao Surfcool S-II– Giải pháp sơn chắn nhiệt phản xạ cao từ Nhật Bản

Sơn chắn nhiệt phản xạ cao Surfcool S-II – Giải pháp sơn công nghệ Nhật Bản

1. Thương hiệu và nguồn gốc uy tín

SurfCool S-II là dòng sơn chắn nhiệt phản xạ cao cấp, được phát triển bởi NTT Advanced Technology (NTT-AT) – đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn viễn thông NTT Nhật Bản, top 5 tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới. Dòng sơn này không phải là sản phẩm đại trà mà được thiết kế riêng cho các công trình có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ khắt khe, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin.

Với bề dày ứng dụng thực tiễn tại các trung tâm dữ liệu và trạm kỹ thuật của NTT tại Nhật Bản, SurfCool S-II hiện đã có mặt tại Việt Nam, mang lại giải pháp tối ưu cho Data Center container, trạm BTS, tủ điện ngoài trời… nơi mà việc duy trì mức nhiệt ổn định là yếu tố sống còn.

2. Tính năng nổi bật của SurfCool S-II

Sơn phản nhiệt SurfCool S-II cho thấy hiệu quả giảm nhiệt rõ rệt trong các bài thí nghiệm thực tế
Sơn phản nhiệt SurfCool S-II cho thấy hiệu quả giảm nhiệt rõ rệt trong các bài thí nghiệm thực tế
  • Phản xạ 85–90% tia hồng ngoại (IR): Đây là dòng sơn có chỉ số phản xạ cao hàng đầu hiện nay, giúp giảm hấp thụ nhiệt bức xạ từ mặt trời, giảm thiểu tình trạng nóng bề mặt và giữ cho không gian bên trong luôn ổn định.
  • Giảm nhiệt độ bề mặt từ 5–10°C: Các thử nghiệm thực tế tại các trạm BTS và trung tâm dữ liệu di động cho thấy mức giảm nhiệt đáng kể, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị và tối ưu hiệu suất vận hành.
  • Giảm tải cho hệ thống làm mát (HVAC): Nhờ giảm nhiệt độ đầu vào, hệ thống điều hòa không khí không cần chạy quá công suất, tiết kiệm điện năng và giảm chi phí vận hành đáng kể.
  • Thi công dễ dàng – độ bám dính cao: SurfCool S-II có thể được phun hoặc lăn trên các bề mặt kim loại như mái container, vỏ tủ điện, không yêu cầu máy móc đặc biệt.
  • Chống tia UV, kháng nứt, chịu được thời tiết khắc nghiệt: Phù hợp với môi trường nóng ẩm, nắng gắt hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột, điều rất thường thấy tại Việt Nam.

3. Ứng dụng điển hình trong xây dựng data center

Surf Cool S-II dòng sơn giảm nhiệt dành cho các trạm container data center ngoài trời
Surf Cool S-II dòng sơn giảm nhiệt dành cho các trạm container data center ngoài trời
  • Mái Data Center cố định hoặc dạng container: Giảm nhiệt tác động lên mái container chứa thiết bị CNTT, đặc biệt với các hệ thống đặt ngoài trời.
  • Tường và tủ thiết bị điện ngoài trời: Giúp duy trì độ ổn định nhiệt cho các thiết bị viễn thông, công tơ điện tử, hệ thống điều khiển tự động hoá công nghiệp.
  • Trạm viễn thông, tủ kỹ thuật, phòng server ngoài trời: Tăng khả năng bảo vệ thiết bị trước nguy cơ quá nhiệt, kéo dài tuổi thọ hệ thống viễn thông và giảm nguy cơ gián đoạn dịch vụ.

Lợi ích khi sử dụng sơn chắn nhiệt phản xạ cao Surfcool S-II

  • Duy trì nhiệt độ ổn định, giảm nguy cơ quá nhiệt
  • Tiết kiệm điện cho hệ thống làm mát, đặc biệt trong môi trường nóng
  • Kéo dài tuổi thọ thiết bị CNTT bên trong
  • Tăng độ bền hạng mục ngoài trời
  • Giá trị kinh tế tổng thể cao hơn khi xây dựng trung tâm dữ liệu bền vững

Kết luận

Việc xây dựng Data Center đòi hỏi sự đầu tư khôn ngoan không chỉ về thiết bị mà còn về chất liệu. Ứng dụng sơn chắn nhiệt phản xạ cao Surfcool S-II giúp trung tâm dữ liệu hoạt động bền bỉ, hiệu quả và tiết kiệm.

Trong xu hướng chuyển đổi số và xanh hóa hạ tầng, việc tối ưu Data Center bằng sơn chắn nhiệt phản xạ cao Surfcool S-II không chỉ là giải pháp kỹ thuật, mà còn là chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp. Để nhận được báo giá chi tiết về dòng sơn phản xạ ánh sáng và nhiệt năng của NTTAT đừng ngại liên hệ trực tiếp theo số hotline cho Vlaser.

Scroll to Top