Yêu cầu kỹ thuật đối với sơn phản xạ nhiệt tại Việt Nam là căn cứ quan trọng giúp người dùng đánh giá đúng hiệu quả chống nóng của sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại sơn gắn mác “phản xạ nhiệt”, việc hiểu rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật như TCVN 13527:2023 là điều cần thiết.
Bài viết này, Vlaser sẽ giúp bạn nắm được các chỉ tiêu cốt lõi, cách nhận biết sơn đạt chuẩn và lựa chọn được sản phẩm thực sự hiệu quả, bền vững theo thời gian.
Sơn phản xạ nhiệt và các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt

Sơn phản xạ nhiệt là loại sơn có khả năng phản xạ bức xạ mặt trời, giúp giảm nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ không gian nội thất. Loại sơn này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiệt, tiết kiệm điện và bảo vệ kết cấu công trình.
Trong bối cảnh nóng lên do biến đổi khí hậu và ô nhiễm nhiệt độ, việc áp dụng sơn phản xạ nhiệt có yêu cầu kỹ thuật rõ ràng giúc đánh giá được hiệu quả thực sự, tránh những loại sơn “giả cách nhiệt”.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sơn phản xạ nhiệt tại Việt Nam

TCVN 13527:2023 là tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, quy định rõ các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm xác định một loại sơn có đủ khả năng phản xạ nhiệt hay không.
Tiêu chuẩn này đóng vai trò then chốt trong việc minh bạch hóa thị trường sơn phản xạ nhiệt tại Việt Nam, giúp người tiêu dùng tránh nhầm lẫn giữa các loại sơn thông thường với sơn có hiệu quả cách nhiệt thực sự. Không chỉ vậy, TCVN 13527:2023 còn đảm bảo sự đồng bộ hóa với nhiều tiêu chuẩn quốc tế uy tín như ASTM (Mỹ), CRRC (California), tạo nền tảng cho việc công nhận và áp dụng sản phẩm Việt trong môi trường toàn cầu.
Bằng cách đưa ra các chỉ tiêu định lượng cụ thể, tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm đúng hướng, đồng thời giúp người dùng có cơ sở tin cậy để so sánh, lựa chọn sản phẩm.
Các yêu cầu kỹ thuật đối với sơn phản xạ nhiệt ở Việt Nam
TTCVN 13527:2023 là tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sơn phủ có tính năng phản xạ nhiệt, cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn phủ dạng nước hoặc dung môi, có chức năng phản xạ bức xạ mặt trời, dùng cho các bề mặt công trình như mái tôn, mái bê tông, sân thượng,…
2. Các chỉ tiêu kỹ thuật chính
Để đánh giá một sản phẩm sơn phản xạ nhiệt có thực sự hiệu quả hay không, các tiêu chí kỹ thuật được đặt ra rất cụ thể và rõ ràng. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng nhất trong tiêu chuẩn TCVN 13527:2023 mà bạn cần biết:
a. Độ phản xạ bức xạ mặt trời toàn phần (TSR ≥ 70%)
TSR (Total Solar Reflectance) thể hiện khả năng phản xạ lại bức xạ mặt trời. Mức yêu cầu tối thiểu là 70%, nghĩa là sơn phải phản xạ ít nhất 70% tổng năng lượng mặt trời chiếu vào.
b. Độ phát xạ nhiệt (Emittance ≥ 0.80)
Chỉ số này thể hiện khả năng tỏa nhiệt ra khỏi bề mặt. Mức tối thiểu là 0.80, giúp giảm tình trạng tích nhiệt lâu, đảm bảo bề mặt luôn ở trạng thái mát.
c. Khả năng giảm nhiệt thực tế
Sơn đạt chuẩn phải có khả năng làm giảm từ 8–10°C nhiệt độ bề mặt so với bề mặt không sơn trong điều kiện thực tế.

d. Độ bền thời tiết (sau 1000 giờ lão hóa nhân tạo)
Sau khi trải qua thử nghiệm lão hóa nhanh 1000 giờ, giá trị TSR không được giảm quá 10% so với ban đầu. Điều này đảm bảo hiệu quả cách nhiệt vẫn được duy trì lâu dài.
e. Hàm lượng VOC thấp
Hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi phải nằm trong ngưỡng cho phép, đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng và thân thiện môi trường.
f. Các tính chất bổ sung
- Khả năng bám dính tốt
- Thời gian khô nhanh, độ phủ cao
- Khả năng chống bám bụi, dễ vệ sinh
Lưu ý khi lựa chọn sơn phản xạ nhiệt
- Kiểm tra bảng thông số kỹ thuật (TDS)
- Ưu tiên sản phẩm đã được thử nghiệm TCVN hoặc ASTM
- Không chọn sơn theo giá mà bỏ qua hiệu suất lâu dài
- Hỏi rõ về đơn vị phân phối, chỉ dẫn kỹ thuật
Surfcool S-II đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đối với sơn phản xạ nhiệt ở Việt Nam

Surfcool S-II là dòng sơn phản xạ nhiệt được phát triển với công nghệ tiên tiến của NTTAT Nhật Bản nhằm tối ưu hiệu quả làm mát trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Dưới đây là các tiêu chí kỹ thuật nổi bật mà Surfcool S-II hoàn toàn đáp ứng – thậm chí vượt tiêu chuẩn:
- TSR từ 80–92%: Đây là chỉ số phản xạ bức xạ mặt trời cực kỳ cao. Sơn giúp giảm đến 80–92% lượng bức xạ nhiệt hấp thụ vào bề mặt. Hiệu quả này vượt xa mức yêu cầu tối thiểu 70% trong TCVN 13527:2023.
- Độ phát xạ nhiệt ≥ 0.85: Giúp sơn có khả năng tản nhiệt nhanh và không giữ nhiệt lâu. Sơn nâng cao sự mát mẻ lâu dài cho bề mặt được sơn.
- Giảm nhiệt bề mặt đến 20°C: Trong điều kiện thực tế, sơn Surfcool S-II đã chứng minh khả năng làm mát bề mặt mái tôn, mái bê tông và sân thượng lên đến 20°C so với bề mặt không xử lý. Đâu là, một con số ấn tượng vượt tiêu chuẩn thông thường.
- Độ bền vượt trội sau 1000 giờ thử nghiệm lão hóa: TSR chỉ giảm dưới 10%. Chỉ số này chứng minh sơn duy trì hiệu quả cách nhiệt dài hạn dù phải chịu tác động thời tiết khắc nghiệt.
- VOC thấp: Thành phần không chứa hóa chất độc hại bay hơi. Chỉ số này thể hiện đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Dễ thi công – Dễ vệ sinh: Với độ bám dính cao và khả năng chống bụi, chống bám bẩn, bề mặt Surfcool S-II không chỉ bền mà còn dễ bảo trì.
Vlaser – Đối tác phân phối chính thức của Surfcool S-II tại Việt Nam
Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Khoa Học Công Nghệ Vlaser đang là nhà phân phối chính thức của dòng sơn phản xạ nhiệt Surfcool S-II tại Việt Nam. Công ty cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, đầy đủ chứng chỉ, hỗ trợ kỹ thuật và giá tốt nhất trên thị trường.
Liên hệ Vlaser theo các phương thức liên hệ ở dưới chân trang để được tư vấn chi tiết nhất!